Máy làm sạch siêu âm (hay còn gọi là bể siêu âm) sử dụng sóng siêu âm để làm sạch đồ vật. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là không cần sử dụng tác động cơ học cũng như dụng cụ cọ rửa, chúng dễ dàng loại bỏ chất bẩn trên bề mặt đồ vật trong thời gian ngắn mà không gây trầy xước, hao mòn vật dụng. Để làm được điều đó, bể rửa siêu âm cần đến những điều kiện nhất định trong đó có một thứ gọi là “dung môi” và đặc biệt hơn đó là chất tẩy rửa siêu âm. Vậy chất tẩy rửa siêu âm là gì?
Chất tẩy rửa siêu âm được sử dụng để tăng hiệu quả làm sạch đồ dùng
Bể rửa siêu âm hoạt động bằng cách sử dụng chất lỏng (chẳng hạn như nước hoặc dung môi phù hợp) trong đó một vật thể bị ngập trong đó. Sau đó, máy rửa phát ra sóng tần số cao qua chất lỏng, khuấy động nó. Sự kích động tạo ra các bong bóng siêu nhỏ, sau đó sẽ nổ tung khi chúng đạt đến một kích thước nhất định để loại bỏ bụi bẩn. Quá trình làm sạch siêu âm này còn được gọi là cavitation. Trong máy làm sạch siêu âm, sóng có tần số khoảng 40 kHz được sử dụng. Chúng cũng có mức tiêu thụ điện năng từ 50-100 watt cho mỗi gallon chất lỏng tẩy rửa.
Chất tẩy rửa siêu âm là một loại hóa chất đặc biệt, chúng có thể tồn tại dưới dạng dung dịch hoặc dạng bột. Trong làm sạch bằng sóng siêu âm, chất tẩy rửa siêu âm được pha với nước theo tỉ lệ nhất định, đảm bảo nồng độ hóa chất (hoặc độ pH) phù hợp với chất liệu của đồ vật được làm sạch cũng như đặc biệt chất bẩn và độ bám dính của chất bẩn đó trên bề mặt vật cần rửa.
Lựa chọn chất tẩy rửa siêu âm cần phù hợp với chất liệu đồ vật và đặc điểm vết bẩn
Vì có chứa hóa chất, chất tẩy rửa siêu âm cần được pha với tỉ lệ đúng, ngoài ra, con người cũng được khuyến cáo không tiếp xúc trực tiếp. Khi sử dụng chất tẩy rửa siêu âm trong bể làm sạch bằng sóng siêu âm, người thực hiện cần đeo gang tay, đồ bảo hộ cũng như khẩu trang để hạn chế tối đa sự tiếp xúc. Cần lưu ý rằng, ở nồng độ cao, chất tẩy rửa siêu âm có thể gây hại có đồ dùng, do đó, khách hàng cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn chất tẩy rửa siêu âm.