Trong nha khoa nói riêng và trong y học nói chung, việc khử trùng, làm sạch các đồ dùng, dụng cụ y tế là điều vô cùng quan trọng. Nguy cơ lây nhiễm khi điều trị các bệnh về răng lợi là rất cao, đòi hỏi phương pháp khử trùng hiệu quả, nhanh chóng. Phương pháp được lựa chọn là bể rửa siêu âm.
Nguyên lý làm sạch của bể rửa siêu âm
Bể rửa siêu âm thực hiện làm sạch dựa trên hiện tượng xâm thực. Khi thiết bị hoạt động, các luồng sóng siêu âm sinh ra, tác động lên dung dịch làm sạch từ đó tạo thành các bong bóng chân không kích thước siêu nhỏ. Các hạt bóng li ti nhanh chóng lên lỏi vào trong từng ngóc ngách, cuốn lấy các hạt bụi, vi khuẩn, virus, …
Cách chọn bể siêu âm
Để có được chiếc bể siêu âm phù hợp với nhu cầu, người dùng cần quan tâm đến 3 yếu tố:
- Kích thước của bể: Bể rửa có kích thước phù hợp sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tránh lãng phí. Để làm được điều đó, bạn cần xem xét đến kích thước của các dụng cụ y tế cần làm sạch đồng thời cần tính đến số lượng các món đồ cần làm sạch trong 1 chu trình.
- Tính năng gia nhiệt: Nhiều nhà sản xuất trang bị cho sản phẩm của mình tính năng gia nhiệt. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong việc khử trùng, chúng cũng hỗ trợ quá trình di chuyển của các sóng siêu âm. Do đó, máy có tính năng gia nhiệt cần được ưu tiên sử dụng.
- Bảng điều khiển: Có 2 sự lựa chọn cho người dùng gồm bảng điều khiển cơ và bảng điều khiển kỹ thuật số. Với bảng điều khiển kỹ thuật số, việc cài đặt các thông số đơn giản hơn. Chúng cũng thường đi kèm với màn hình hiển thị thông số, giúp người dùng nắm rõ quy trình làm sạch.
Quá trình làm sạch và khử trùng dụng cụ nha khoa
Việc làm sạch các dụng cụ nha khoa bằng bể rửa siêu âm tương đối đơn giản:
- Điều đầu tiên cần quan tâm khi làm sạch dụng cụ nha khoa bằng bể rửa siêu âm đó là việc kiểm tra hiệu quả làm sạch. Không có một tiêu chí cụ thể cho vấn đề này nhưng khi quan sát quá trình làm sạch, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Đổ dung dịch làm sạch đến mức chỉ định. Thông thường, dung dịch làm sạch chỉ chiếm 2/3 thể tích bể. Lượng nước quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng trào ra bên ngoài khi đặt dụng cụ y khoa hoặc khi máy hoạt động.
- Nhiệt độ nên được duy trì ở mức từ 150 đến 160 độ F. Cần nhớ rằng, sóng siêu âm không thể tự khử trùng bề mặt dụng cụ, chúng cần đến sự trợ giúp của các dung môi làm sạch.
- Đảm bảo trong quá trình hoạt động, luồng sóng siêu âm sinh ra chỉ thực hiện mục đích làm sạch. Do đó, quá trình khử khí là vô cùng cần thiết, bởi sự xuất hiện các chất hòa tan trong dung môi làm tiêu hao một lượng sóng siêu âm không hề nhỏ, khi dó, các thông số về thời gian sẽ không còn chính xác.
- Trong quá trình làm sạch dụng cụ nha khoa, nên sử dụng thêm giá đỡ hoặc giỏ đựng, chúng sẽ hạn chế tình trạng dụng cụ va đập vào nhau hoặc va đập vào đáy bể dẫn đến sự trầy xước. Ngoài ra, giỏ đựng giúp việc lấy dụng cụ ra sau chu trình làm sạch trở nên dễ dàng hơn
- Tùy chỉnh thời gian và nhiệt độ theo nhu cầu thực tế. Ban đầu, bể rửa siêu âm chỉ nên hoạt động ở 155 độ F với thời gian là 3 phút. Sau khoảng thời gian này, nếu hiệu quả làm sạch không cao, có thể tăng nhiệt độ và thời gian.
- Người dùng nên ghi lại các thông số liên quan đến thời nhiệt, nhiệt độ và lượng đồ trong mỗi lần làm sạch để lần sử dụng sau có thể cài đặt chính xác nhất ở lần đầu, không cần phải gia hạn thêm.
Chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch dụng cụ nha khoa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào món đồ cần làm sạch mà dung dịch tẩy rửa là khác nhau.
Máy siêu âm có thực sự hiệu quả trong việc làm sạch dụng cụ nha khoa?
Không chỉ được thực hiện trong các phòng nghiên cứu, làm sạch dụng cụ nha khoa bằng máy siêu âm đã được ứng dụng trong nhiều bệnh viện, phòng khám. Kết quả đều cho thấy siêu âm không chỉ loại bỏ các chất bẩn hữu cơ mà còn giảm thiểu lượng virus đáng kể.
1. Nghiên cứu về hiệu quả làm sạch dụng cụ nha khoa của Cafuggy WA1, Brunick A, Nelson DM, Nelson RF
Mục đích: Định lượng ô nhiễm máu trên các dụng cụ nha khoa và ảnh hưởng của siêu âm trong việc làm giảm các vết máu, virus trên dụng cụ
Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích bằng IgG
Kết quả: Lượng máy dính trên các dụng cụ nha khoa ước chừng trong khoảng từ 1,4 x 10 (-6) đến 2,0 x 10 (-4) ml.
Việc loại bỏ các vết máu trên dụng cụ bằng phương pháp cọ rửa thông thường không mang lại hiệu quả, trong khi đó, hiệu quả làm sạch bằng bể rửa siêu âm cao hơn 100 lần. các loại virus tồn tại trên bề mặt và bên trong các dụng cụ nha khoa được loại bỏ từ 1000 đến 1 triệu lần.
2. Ảnh hưởng của chất tẩy rửa trong làm sạch dụng cụ nha khoa
Người thực hiện: Bentley EM
Kết quả: Khử trùng dụng cụ nha khoa bằng máy siêu âm với nước không đạt hiệu quả cao, lượng vi trùng còn tồn tại vẫn lớn. Khi sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên biệt, kết quả được nâng lên đáng kể.
3. So sánh kết quả làm sạch siêu âm và phương pháp làm sạch bằng máy thông thường
Người thực hiện: Perakaki K1, Mellor AC, Qualtpass AJ
Mục đích nghiên cứu: So sánh sự tồn tại của các mảng bám còn sót lại tên dụng cụ nha khoa sau khi đã được làm sạch bằng bể siêu âm và máy làm sạch thông thường.
Phương pháp: Có 36 dụng cụ được làm sạch bằng sóng siêu âm trong 10 phút, 36 món đồ khác được làm sạch bằng máy khử trùng thông thường, 18 món đồ không được làm sạch dùng để đối chứng.
Kết quả: Cả phương pháp làm sạch siêu âm và khử trùng thông thường đều loại bỏ lượng lớn các chất gây bẩn trên dụng cụ nha khoa nhưng với nhóm dụng cụ làm sạch bằng sóng siêu âm, sự xuất hiện của các mảng bám ít hơn.